Đôi nét về Di tích Phủ Vàng linh từ xã Hoằng Xuân

Đăng lúc: 15:21:21 20/11/2024 (GMT+7)

          Đôi nét về Di tích Phủ Vàng linh từ xã Hoằng Xuân

          Ban quản lý Phủ Vàng rất vui mừng được đón tiếp và đồng hành cùngcác Bác, các Cô, các Chú và các Anh, các Chị đã trở về thăm Phủ Vàng. Chúc đoàn tham quan của chúng ta sức khỏe và có một buổi trở về với Phủ Vàng thật vui vẻ và ý nghĩa.
Sau đây xin phép được giới thiệu đôi nét về khu di tích  Phủ Vàng. Phủ Vàng hay còn gọi là "Phủ Vàng Linh Từ" được tọa lạc tại Núi Chùa làng Vàng thuộc xã Hoằng Khánh cũ (Nay là xã Hoằng Xuân), huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa về phía Bắc khoảng 15km. Nếu quý khách du thuyền dọc sông Mã từ bến tàu Hoàng Long đến Phủ Vàng khoảng chừng 20 phút. Nơi đây thờ Mẫu Đệ Nhất Liễu Hạnh - một trong 4 vị thần “Tứ bất tử” của điện thần Việt Nam. Quý khách đến với Phủ Vàng không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây mà còn là dịp để được Thánh Mẫu ban cho điều an lành và sự may mắn.
Phủ Vàng được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Truyền thuyết kể lại nơi đây tại núi Chùa làng Vàng: Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, tới phủ Vàng cho quân dừng chân nghỉ ngơi và vào phủ dâng hương kính lễ, được Thánh Mẫu báo mộng, bày kế sách đánh giặc nên đã thu được thắng lợi. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy niên hiệu Quang Trung đã tri ân Thánh Mẫu và ban sắc phong là: Chế thắng Hòa Diệu Đại Vương - Đệ nhất thánh mẫu và lập đền thờ trên núi Chùa làng Vàng xã Hoằng Khánh với phong cảnh nên thơ hữu tình, nơi đây tụ khí linh thiêng của đất trời.
Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương" và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ Tát; Bà chính là vị Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủTứ phủ thờ đạo Mẫu.
Thưa quý khách, để tướng nhớ công ơn của Mẫu Liễu Hạnh, thể theo nguyện vọng của cán bộ nhân dân xã Hoằng Khánh (cũ) và du khách thập phương… Đến năm 2013 Đảng ủy, chính quyền xã Hoằng Khánh đã phục dựng lại Phủ Vàng trên nền đất có tổng diện tích 5.000 m2 với số kinh phí hơn 10 tỷ đồng được thiết kế theo kiến trúc độc đáo, xây dựng từ thấp lên cao theo hình thềm của núi Long Sơn.         
Ngoài cùng khi quý khách bước vào là cổng Tam quan  được thiết kế theo kiểu cột nanh tứ trụ, lối lên phủ đi qua gần 90 bậc đá, hai bên có rồng chầu uy nghi, trước phủ là sân chầu thoáng rộng với 9 bậc thềm đi lên tòa bái đường đồ sộ trang nghiêm. Phủ Vàng có hệ thống tượng thờ bên trong rất phong phú.
Sau đây xin kính mời quý khách vào bên trong để dâng hương và tham quan hệ thống tượng thờ tại Phủ Vàng.
1.jpg
2.jpg
3.jpg
Thưa quí khách, Cung cấm là nơi đặt tượng đệ nhất thánh mẫu được đúc bằng đồng nặng 1,3 tấn ngoài được dát vàng vô cùng tráng lệ uy nghi, hai bên có nhị vị Chầu Quỳnh, Chầu Quế hầu cận Thánh Mẫu.
 Tiếp đến là cung đệ nhị Thờ tam tòa thánh mẫu và Cô Chín Sòng Sơn, sau đó là Cung đệ tam thờ vua cha Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu - Ngũ vị Tôn Quan - Tứ vị Quan Hoàng. Bên phải thờ Đức Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương, bên trái thờ chúa Sơn Trang. Cấu trúc ban thờ cửa võng, hoành phi câu đối được sơn son thiếp vàng, nội dung rất sâu sắc, mang tính giáo huấn, nguyện cầu cho quốc thái dân an, ngợi ca công ơn thánh mẫu giúp dân giúp nước. Ngoài ra Phủ Vàng còn có những hạng mục công trình như: Miếu Sơn Thần, Lầu cô, Lầu cậu…)
Hàng năm,vào ngày 3/3 âm lịch, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân trong xã tổ chức Lễ hội kỳ phúc nhằm ghi nhớ công ơn và lòng ngưỡng vọng Thánh Mẫu. Trong đó, rước kiệu Thánh Mẫu là một nghi thức quan trọng. Lễ rước được diễn ra trong không khí hào hứng, náo nhiệt với sự tham gia của toàn thể nhân dân trong các thôn của xã và du khách thập phương xa gần về với lễ hội.
          Kính thưa quý khách, khu di tích Phủ Vàng Linh Từ còn nhiều nét đẹp độc đáo và huyền bí,hứa hẹn là điểm du lịch văn hoá tâm linh của du khách thập phương, song thời gian không cho phép, Một lần nữa thay mặt BQL Phủ Vàng xin kính chúc các quý khách và gia đình sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công.    
Mong được gặp lại quý khách vào một ngày gần nhất.
 
 
Xin trân trọng cảm ơn!
 
Phần (Sưu tầm)
Cũng theo thần tích kể lại, Mẫu Liễu Hạnh vâng lệnh vua cha giáng xuống trần gian để cứu giúp dân lành, giáng sinh vào nhà Lê Thái Công tại làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vào năm thiên hựu thứ nhất đời vua Lý Anh Tông 1557. Khi cất tiếng khóc chào đời bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên. Đến năm 18 tuổi thì lấy chồng là Đào Lang tại Nghệ An được 3 năm thì về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. Khi về đến nhà vừa đúng lúc gia đình đang làm giỗ mãn tang cho nàng, mọi người đều hết sức ngạc nhiên và vô cùng sung sướng. Nàng ôm lấy mẹ mà khóc, rồi kể hết sự tình, dặn anh hãy gắng lo chăm sóc cha mẹ, vì lần này xuống trần nàng không thể ăn ở như lần trước, rồi trở về nhà chồng. Liễu Hạnh gặp chồng, con cái mừng mừng tủi tủi. Nàng cũng kể rõ mọi chuyện cho chồng biết, khuyên chồng hãy cố gắng luyện chí, yên tâm theo đuổi sự nghiệp công danh, đừng quên chăm sóc con thơ, phụng dưỡng cha mẹ. Nàng quét dọn, sửa sang nhà cửa, may vá quần áo cho chồng cho con, rồi bỗng chốc lại thoắt biến lên mây… Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từbiệt để đi vân du khắp nơi.
         Thấy vùng đất Phố Cát - Đền Sòng - Núi Chùa Kim Sơn (Làng Vàng) phong cảnh đẹp nên thơ nàng đã hiển linh thành cô gái xinh đẹp bán nước bên đường trừng trị kẻ ác, gia ân cho người hiền. Được nhân dân tôn thờ là “ mẫu nghi thiên hạ”, từ đó tiên chúa Liễu Hạnh được thờ khắp mọi nơi trong cả nước. 
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
338253