lý lịch cụm di tích lịch sử văn hóa Đền Quốc Mẫu - Đình Nghĩa Hương

Đăng lúc: 15:16:38 16/03/2018 (GMT+7)

Lý lịch cụm di tích lịch sử văn hóa Đền Quốc Mẫu - Đình NGhĩa Hương xã Hoằng Xuân, Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

 LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA:

Đền Quốc Mẫu – Đình Nghĩa Hương

( Xã Hoằng Xuân – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa)

 

Cụm di tích lịch sử văn hóa xã Hoằng Xuân là một loại di tích tổng hợp bao gồm đền thờ nhân thần (người có công lập làng, giúp vua đánh giặc) và đình làng thờ bản cảnh Thành Hoàng làng là một công trình kiến trúc nghệ thuật còn lại đến ngày nay. Cụm di tích này đều nằm trên địa phận làng Nghĩa Hương (Làng Sở xưa) - Ven sông Mã một vùng đất được hình thành bằng nguồn phù xã của con sông này hàng bao thế kỷ.

1. Đền quốc Mẫu thờ Hà Thị Cai người có công chiêu dân lập ấp tạo ra làng nghĩa Hương và giúp vua Lê Thái Tổ trên đường đi đánh giặc bị địch truy kích.

2. Đình làng Nghĩa Hương là một công trình kiến trúc nghệ thuật quý hiếm của xã Hoằng Xuân và huyện Hoằng Hóa. Đây là nơi thờ bản cảnh thành Hoàng làng – Bà Quốc mẫu.

I. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỔ VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

Xã Hoằng Xuân ngày nay bao gồm 5 thôn: Mỹ Cầu, Nghĩa Hương, Nga Phú 1, Nga Phú 2 và thôn Xuân Phú. Trước Cánh mạng tháng Tám năm 1945 các thôn nà thuộc xã Cẩm la, tổng lỗ hương huyện Hoằng Hóa. Các thôn này trước đây còn có tên nôm như Xuân Phú gọi là làng Bung, Nga phú gọi là làng Ngang, Mỹ Cầu gọi là làng soi, Nghĩa Hương gọi là làng Sở. Sự xuất hiện những tên nôm này ít nhất chúng ta được biết cho đến đầu thế kỷ 19 mà các nguồn sử cũ ghi chép( tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 – Trang 107 – 1983).

Tuy nhiên ngược về quá khứ, đây là vùng đất nằm ven sông Mã, một vùng đất  nằm ven sông Mã, một vùng châu thổ được bồi đắp bằng sự bào mòn của đất cũ, của hiện tượng biển lùi, và sự lắng đọng phù xã của sông Mã. Sông Mã là con sông lớn nhất của Tỉnh Thanh, chảy từ ngã ba Bông chia làm hai nhánh: Một nhánh chảy từ địa đầu núi Sơn Trang, thuộc xã Hoằng Khánh qua Hậu Lộc xuống Lèn rồi ra Lạch Sung; một nhánh chảy theo hướng Bắc Nam đến xã Hoằng Giang gặp sông Chu ở ngã ba Chành rồi quặt theo hướng đông chảy xuống Hàm Rồng và đỏ ra cửa Lạch Trào.

Nằm trong vùng đất được phù sa của sông Mã bồi tụ Hoằng Xuân từ buổi đầu công nguyên đã là vùng đất bãi bồi của tả ngạn sông Mã. Dọc con sông này từ Hoằng Khánh, Hoằng Phượng, Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Xuân là nơi mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện, khai quật hàng chục các di chỉ khảo cổ thời Đông Sơn giai đoạn muộn. Như vậy có thể thấy rằng một vùng đất đai rộng lớn đó, những đơn vị cư trú rộng lớn trước lúc làng ra đời với ý nghĩa thực sự của nó, các làng Sở, làng Bung, làng Nga, làng Soi đã nằm trong vùng ảnh hưởng của nhóm cư dân tự cư và khai khẩn đất đai mà tên gọi Tằm Tang Sở phần nào nói lên vùng đất trồng dâu nuôi tằm của cư dân vùng này trong nghìn năm Bắc Thuộc.

Đến thời Lý, Hoằng Xuân đã là một vùng đất hoàn toàn ổn định. Điều này đã được sử cũ ghi lại. Đó là mỗi khi đi chinh phạt phương Nam các vua Lý đều được nhân dân các làng  ven sông Mã tích cực ủng hộ và tham gia nhiệt tình (lịch sử Thanh Hóa - tập 2 – Trang 125 – 1994). Thần phả các làng đã phù giúp cho các vua Lý đi đánh thắng chiếm thành. Chứng tích còn lại là Làng Xuân Phú thờ Liễu Hoa công chúa, làng Nga Phú thờ đức thánh cả - Tô Hiến Thành, làng Mỹ Cầu thờ đức Thái Giám…đó là những vị thần có từ thời lý.

Và từ đời Lý trở đi cho đến đời Nguyễn, thời kỳ của nhà nước phong kiến Trung Ương tập quyền Việt Nam, Mảnh đất Hoằng Xuân không chỉ là một vùng địa lý, từ đây có thể đi qua đò Giàng đi Ngã ba Bông qua thiệu Hóa, Yên Định lên Vĩnh Lộc sang Hà Trung, mà còn là đơn vị hành chính ở sự dồi dào sức người, sức của mà biểu hiện cao nhất là ở sự phát triển về văn hóa của một vùng đất. Điều đó được chứng minh băng hàng loạt các đình, đền chùa thờ cao sơn, Đô bác đại vương, Liễu Hoa công chúa, Ngọc Hoa công chúa, Đức Thái Giám, Tô Hiến Thành và bà Quốc Mẫu… Chỉ riêng điều này thôi cũng đã đủ thấy vùng đất Hoằng Xuân là vùng có bề dày lịch sử truyền thống, xứng đáng để các nhà lịch sử văn hóa quan tâm nghiên cứu.

Đến thăm cụm di tích xã Hoằng Xuân, du khách có thể đi bằng các loại phương tiện đường bộ như ô tô, xe máy, xe đạp…. . Trên lộ trình 1A từ trung tâm thành phố Thanh Hóa về phía Bắc đến cầu Tào ( Cách trung tâm thành phố 7 km) từ đây có thể đi bằng hai tuyến đườngtuyến đường từ Hoằng Lý lên các xã Hoằng Hợp, Hoằng Giang, Hoằng Phượng rồi đến Hoằng Xuân ( khoảng 7 km). Đây là con đường đê kiên cố của con sông Mã cũng là tuyến đường giao thồng quan trọng trong huyện.
 

Tuyến đường Cầu Tào đi tiếp trên con đường 1A đến ga Nghĩa Trang xã Hoằng Kim), Từ ga nghĩa Trang đi theo hướng tây bắc trên con đường liên xã khoảng 4 Km nữa là đến Hoằng Xuân. Từ trung tâm của xã du khách sẽ vào thăm đình Nghĩa Hương (Làng Sở) nay ở trung tâm của xã. Tiếp đó du khách tản bộ khoảng 200 m gặp đê sông Mã. Dưới chân đê trên bãi đất bồi của triền sông là đền thờ Quốc Mẫu nổi bật trên nền xanh mướt của đồng ngô.
IMG20180128082520.jpg

II. NHÂN VẬT – SỰ KIỆN LỊCH SỬ:

Cụm di tích lịch sử xã Hoằng Xuân bao gồm hai di tích hiện còn giá trị về mọi mặt, tín ngưỡng, kiến trúc nghệ thuật là đền Quốc Mẫu và đình Nghĩa Hương. Hai di tích này đều nằm trên đất của làng Nghĩa Hương.

Đền Quốc Mầu thờ bà Quốc Mẫu – Hà Thị Cai, người đã có công chiêu dân lập làng Nghĩa Hương và có công giúp vua Lê Thái Tổ trên đường đi đánh giạc bị định truy kích. Bà Quốc Mẫu được thờ ở đền, đồng thời thành hoàng làng được thờ ở đình của làng.

Cho đến cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, khi ngọn cờ phục trần của Giản Định đế và Trùng Quang đế thất bại, nước ta rơi và ách thuộc Minh trong 4 năm( 1414 – 1417). Sau đó là những năm đen tối đau khổ của dân tộc. Tiếp tới  là 10 năm của cuộc khới nghĩa Lam sơn dưới ngọn cờ của Lê Lợi. Trong cuộc đời chinh chiến và sau này trở thành Hoàng Đế, Lê Lợi đã được nhân dân khắp nơi trên đất nước ta giúp đỡ trong lúc khó khăn. Trong số những người nổi tiếng vì có công giúp vua trong lúc nguy nan – Hà Thị Cai ( tên húy) là một người được nhân dân nhiều nơi ca ngợi và nhà vua này đăng quang đã phong cho bà là Quốc Mẫu . con cháu được hưởng ân huệ và xây đền Quốc mẫu.

Theo tài liệu sử truyền thống dân gian, nhất là bản ( Thánh tổ Phổ tích” ( Bản chữ hán) còn lại ở làng Nghĩa Hương xã Hoằng Xuân cho biết:

Bà Quốc Mẫu tên húy là Hà Thị Cai, sinh quán tại làng Quan nội – Xã Hoằng Anh – Huyện Hoằng Hóa theo sự tích bà Quốc Mẫu và “ Thánh Tổ Phổ Tích” bằng chữ Hán còn lại ở Hoằng Xuân cho biết: Trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, có lần Lê Lợi bị truy duổi phải vượt sông Mã  sang đất Hoằng Hóa ở vùng Hoằng Xuân và Hoằng Khánh bây giờ (Trước đây hai xã này đều thuộc tổng Đô Lỗ) Khi giặc Minh đuổi theo gần đến nơi, Lê Lợi chạy vào một quán nước bên đường. Trong quán có một bà lão đầu tóc bạc phơ, dung mạo hiền lành phúc hậu.. Lê Lợi vội nói tình cảnh của mình và nhờ bà cứu giúp. Bà lão điềm tĩnh nói: “ Người đừng lo sợ” Rồi bà chỉ cho Lê Lợi nơi ẩn nấp kín đáo ngay trong cái quán ba bề trống trải của mình. Khi quân minh kéo đến quát tháo, truy vấn bà lão. Bà điềm tỉnh thản nhiên chỉ tay về phí núi Vàng( Làng Vàng thuộc xã Hoằng Khánh hiện nay), Nói là thấy một người đàn ông lạ mặt chạy về phía ấy. Bọn giặc tưởng thật vội chạy theo cho kịp. Khi chúng đã chạy xa, Lê Lợi đi ra quỳ lạy cám ơn bà lão, rồi cáo biệt đi ngay. Sau ngày đại thắng quân Minh. Lê Lợi thân chinh đến Làng Sở tìm bà lão bán nước đưa về kinh đô tôn làm Quốc Mẫu. Ít lâu sau bà xin về làng quan nội ( Thuộc xã Hoằng Anh bây giờ) là quê gốc của bà rồi mất ở đó. Đám tang bà Quốc Mẫu rất lớn, hôm đưa đám trời mưa như trút nước, dân làng đặt tạm linh cửu gữa đồng sáng hôm sau dân làng ra đồng để tiếp tục công việc đưa đám thì lạ thay không thấy linh cửu đâu cả chỉ thấy hiện lên một cồn đất mới do mối đùn lên rất lớn chỗ đó về sau nhà vua cho lập đền thờ. Hàng năm triều đình cử người về cúng tế. Về sau, làng Sở và làng quan nội kết nghĩa anh em  gọi là quan nội và Quan ngoại. Bến sông xưa nơi Lê Lợi bị giặc truy đuổi được đặt là bến Tử (bến chết mà người anh hùng dân tộc đã được cứu sống). Đó là truyền thuyết. Song truyền thuyết, lịch sử cũng có những cốt lõi chân thực của nó. Và cái tính chân xác ấy, đem đối chiếu lại với tài liệu của sử cũ cũng như hiện trạng của đền thờ và những di vật của đền còn lại đến ngày nay, chúng ta thấy ở Hoằng Xuân, nơi bến sông nhân dân dựng đền Thờ bà Quốc Mẫu mà những dấu tích còn lại khá rõ nét.

Có một chi tiết đáng lưu ý trong truyền thuyết, Bà Quốc Mẫu là người làng Quan nội Xã Hoằng Anh. Nhưng bà lại có công chiêu dân lập ấp, mà hình thành lên làng Nghĩa Hương. Chính vì ở làng nghĩa Hương cạnh sông Mã nên mới mở quán nước bên đường và gặp Lê Lợi giúp người thoát nạn. Truyền thuyết chỉ ghi lại có chừng ấy thôi. Nhưng đọc lại những trang sử cũ thời Lê. Có thể thấy rằng Lê Lợi cùng quân dân cả nước đoàn kết một lòng làm nên chiến thắng đánh đuổi quân Minh ra khởi bờ cõi giải phóng đất nước, thì một trong những nguyên nhân chiến thắng ẩn sau những chuyện dường như bình thường, nhỏ nhặt chúng ta hiểu được cái phi thường của nhà Lê. Và những bài học về giữ nước và dựng nước, về kế rễ sâu bền là gốc của dân của một thời như thế hẳn sẽ là còn rất mới cho cả hôm nay.

Và như vậy để ghi nhớ công ơn người đã có công tạo dựng nên quê hương trong buổi ban đầu, đền thờ Quốc Mẫu ở bãi bồi ven sông Mã và là đình làng Nghĩa Hương đều là nơi thờ bà Quốc Mẫu đồng thời bà cũng được nhân dân tôn làm Thành Hoàng của làng.

III, KHẢO TẠ DI TÍCH:

1. Đền Quốc Mẫu:
20170313_091421 (1) (1).jpg

Là một ngôi đền nằm trên vùng đất bãi bồi ven sông mà, thuộc địa phận làng Nghĩa Hương. Do thời tiết khắc nghiệt, lụt bão làm hư hại nặng nề. Nhìn trên tổng thể thì đền nằm ở vị trí khá đẹp. Mặt đền hướng về phía tây nhìn xuống sông Mã, phía bắc là dãy sơn trang, phía nam là vùng đất bồi ngoài đê và phía đông là làng nghĩa Hương dân cư đông đúc.

Bó cục mặt bằng của đền xưa được kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Truyền thuyết kể rằng đền có từ thời Lê sơ, nhưng ngày nay vết tích văn hóa vật chất còn lại không xác nhận điều đó. Tuy vậy qua khảo sát bước đầu, ta thấy những dấu tích văn hóa ở đền qua nhiều thời kỳ khác nhau cả thời Lê và thời Nguyễn. Như vậy đền xây muộn nhất thì cũng vào cuối thời hậu Lê và đã được tu sử vào thời Nguyễn. Chi tiết này được thể hiện ở mảng tường đốc vì được đắp hai con rồng năm móng, giữ dằn, trên thân Rồng được dán những mảnh gốm sứ.

Đây là một mô tiếp mà ta thường gặp ở các đền chùa cuối Lê đầu Nguyễn.

Do sự hủy hoại của nhiên nhiên, mưa nắng và cả con người nữa nên di vật trong đền thờ bị mất mát và hư hại nhiều. Tuy nhiên tại đền vẫn còn giữ được những bài vị của thần để thường xuyên hương khói. Trước đây hàng năm ngày kỵ của các vị thần cũng là ngày hội lễ, dân làng tổ chức rước về đình sau đó rước về đền. Người dân ở đây kể lại như thế.

2.     Đình Nghĩa Hương:
IMG20180316091105.jpg

Đình Nghĩa Hương hay còn gọi là đình làng sở. Đây cũng là nơi thờ bản cảnh thành hoàng làng là Bà Quốc Mẫu. Đình hiện nay được đặt trong một khuôn viên khá rộng nơi đây thuộc trung tâm của làng xã, nơi tập trong của nhiều đầu mối giao thông qua lại. Rất tiếc ngày ngay do quá trình di chuyển nhiều lần, nên phần ngoại thất cuả Đình không còn lại đấu vết cũ nào đáng kể, vì thế vẻ đẹp của công trình này chỉ còn sự bề thế của kiến trúc gỗ bên trong. Tuy nhiên hiện nay cũng không còn một văn tự nào nói tới lai lịch của đình.

Nhưng khi khám xét kỹ, qua bó cục mặt bằng, qua cấu tạo vì kèo và cấu trúc nội thất. Đình ít nhất cũng có từ thế kỷ 18. Điều này càng dễ thấy qua hàng cột ở nơi hậu cung được tôn cao thêm để có diện mạo như hôm nay. Như vậy. Đình trước đây với chức năng nghỉ ngơi và sinh hoạt của cộng đồng làng xã, rồi dần dần trong đời sống thôn dã ý thức hệ nho giáo đã phát triển, đình không còn là nơi hội họp của dân làng xã nữa, mà còn là nơi tế tự và đưa thành Hoàng của làng vào thờ. Chính vì thế đình có thêm 1 hậu cung được xuất hiện vào thế kỷ 19. Tóm lại diện mạo của đình Nghĩa Hương trước kia gồm có 3 gian, hai trái (coi như 5 gian) và hai gian hậu cung. Lúc đầu tòa chuôi vồ tức hậu cung chư xuất hiện. Không gian mặt bằng này tồn tại phổ biến tới tận thế kỷ 19.

Như vậy, nhìn tổng thể ngôi đình hiện nay gồm có hai kiểu kiến trúc: Đình (Đại đình) kết cấu theo kiểu bít dốc, vì kèo chồng gường, kẻ bảy, vì nóc theo kiểu giá chiêm. Kiểu kiến trúc này ta thấy ở gian trái còn lại là từ cột góc của gian trái có một xã góc chạy từ trên đỉnh trụ ăn liền ăn liền với mái chạy xuống góc của tượng đốc và hiên tạo thành góc mái cong. Trên các vì kèo hai bên giá chiêm là các cốn bền được liên kết theo kiểu chồng giường. Mỗi cốn có 3 con giường cột chồng lên nhau bằng các đầu con hình chữ nhật. Tại mỗi đầu các con giường được đặt các đấu con đỡ các hoành tải. Tiếp với các cốn phía dưới quá giang là các kẻ bảy đỡ các hoành tải và tàu mái. Tóm lại, ở vì kèo của đình ngoài chúng ta thấy ở đây sự hội tụ của nhiều kiểu liên kết khác nhau rất độc đáo và chắc chắn. Tại các đầu con Giường chỉ có một chạm nổi các đường kẻ chỉ ngắn, không có gì độc đáo. Song một trong những kiến trúc và mô típ này ta thấy  phổ biến trong kiến trúc cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Phần hậu cung là các cột thấp hơn( nay được tôn thêm để cho phù hợp với yêu cầu của công việc…)Đây là vì kèo chuyển từ trong nhà ra ngoài hiên có thể gọi là một phần kế chuyền làm lực đỡ. Nghệ thuật kiến trúc không có gì đặc biệt, toàn bộ được bào trơn đóng bén. Và tuy không có tài liệu ghi chép niên đại nhưng cũng dễ nhận ra đây là công trình được làm từ đầu thế kỷ 19.

Tóm lại, đình Nghĩa Hương là một công trình kiến trúc đáng quý. Mặc dù đã được tu sửa nhiều lần, nhưng đình vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn phần kiến trúc gỗ bên trong của hai thời kỳ phát triển trong lịch sử kiến trúc của dân tộc đó là thế kỷ 18 và thế kỷ 19.

IV. GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Cụm di tích lịch sử : Đền Quốc Mẫu – Đình Nghĩa Hương ở xã Hoằng Xuân – Huyện Hoằng Hóa là một khu di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật văn hóa. Đây là một khu di tích tôn thờ một người có công tạo lập ra làng Nghĩa Hương và giúp Lê Lợi trên đường lánh nạn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Chính nơi đây là niềm tự hào, là nguồn nội lực dồi dào  vừa làm bệ đỡ, vừa thúc giục tinh thần dân tộc Việt nam qua một thời kỳ lịch sử. Nét độc đáo của khu di tích là hiện tượng nổi bật dưới chiều vua Lê và việc ban phong cho các công thần người quê Thanh Hóa, Hiện tượng người bình dân có công giúp nhà vua được triều đình ban tặng công đức gọi là Quốc Mẫu, con cháu được hưởng ân huệ và xây dựng đền thờ Quốc Mẫu – Đình làng Nghĩa Hương đều là nơi thờ Quốc Mẫu và bà đã trở thành Thành Hoàng của làng.

Khu di tích xã Hoằng Xuân, trong đó có đình Nghĩa Hương còn là một công trình nghệ thuật rất có giá trị . Với tư cách là nơi thời cúng một vị Thành Hoàng làng, khu di tích đã vượt ra ngoài khuôn khổ ở một địa phương về mặt ý nghĩa lịch sử và xã hội . Chỉ riêng đều này thôi khu di tích xã Hoằng Xuân xứng đáng được tôn tạo bảo vệ và phát huy tác dụng một mặt nhằm bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa ông cha để lại. Mặt khác phục vụ yêu cầu, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

Chúng ta gặp ở đình làng nghĩa hương một kiến trúc gỗ bề thế, vững chắc và cũng không kém phần hào hoa. Đình ngoài, hậu cung đã cho chúng ta một loạt các kiểu kiến trúc truyền thống dân tộc trong kiến trúc Đền – Đình - Chùa. Chúng ta cũng được chứng kiến ở đình Nghĩa Hương một di tích cuối Lê Đầu Nguyễn, Sự giao thoa của nền nghệ thuật cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

(Trích : Lý lịch di tích lịch sử Đền Quốc Mẫu - Đình Nghĩa Hương)